Nghề dệt thổ cẩm làng Teng

Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ là nơi duy nhất của người H’re ở Quảng Ngãi còn giữ được nghề truyền thống độc đáo này.

Y Hòa “chắp cánh” để thổ cẩm Hơ Rê vươn xa

(Theo QĐND) Những ngày tháng 6, tuy thời tiết nắng nóng, oi bức nhưng các bà, các chị người dân tộc Hơ Rê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn miệt mài dệt những tấm thổ cẩm để kịp cho đơn hàng khách đặt. Nghề dệt thổ cẩm nơi đây không chỉ là thước đo sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ mà sản phẩm thổ cẩm còn là lễ vật để cúng tổ tiên và thần linh. Bởi vậy, việc gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm được đồng bào chú trọng.

Hồi sinh và quảng bá thổ cẩm H’re ra thế giới

(VTC10) Tại Triển lãm thế giới - EXPO 2020 cuối năm 2021, đầu năm 2022 diễn ra tại Dubai, lần đầu tiên thế giới được biết đến 1 thổ cẩm của người dân H’re (Hờ re),vùng núi Ba Tơ Quảng Ngãi. Nỗ lực cho điều này đó chính là sự cố gắng của cô gái trẻ Phạm Thị Y Hòa. Cô đã và đang cùng với chính quyền, nhân dân địa phương quyết tâm gìn giữ và cố gắng mang thổ cẩm của dân tộc mình vươn ra thế giới.

Khát vọng đưa thổ cẩm ra thế giới của cô gái Hrê

(VTV) - Lần đầu tiên, thổ cẩm Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) được chọn trưng bày tại Triển lãm thế giới EXPO. Các sản phẩm đặc sắc của đồng bào Hrê được trưng bày tại triển lãm có quy mô lớn nhất thế giới này do bàn tay tài hoa của cô sơn nữ Phạm Thị Y Hòa (30 tuổi) sáng tạo nên.

Nâng tầm thương hiệu thổ cẩm Làng Teng

(Tạp chí Công Thương) Sản phẩm thổ cẩm làng Teng không chỉ phục vụ cuộc người dân trên địa bàn mà còn được tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, được tỉnh Quảng Ngãi chọn làm quà tặng phục vụ công tác đối ngoại và xuất khẩu đi 20 nước trên thế giới.